NLP là gì? Công cụ này hiệu quả ra sao? Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao có người dường như suy nghĩ hoàn toàn khác biệt so với bạn hay bạn đã thấy đồng nghiệp giải quyết vấn đề trong nhóm hay lời phàn nàn của khách hàng rất thành công và bạn tò mò làm sao họ làm tốt như vậy?
Có lẽ bạn muốn hiểu tại sao ai đó lại có phản ứng cụ thể nào đó với những gì bạn nói hoặc làm? Vậy đâu là điểm khác biệt giữa bạn với những người thành công?
Ở bài viết này, Oneness World sẽ cùng bạn đi khám phá lý do mà NLP đã trở thành khoa học thay đổi con người mạnh mẽ nhất, lâu dài nhất và khiến cho con người trở nên xuất chúng nhất nhé !
NLP hoạt động thế nào ?
NLP thay đổi thói quen của con người.Con người là sinh vật của thói quen. Chúng ta thường nỗ lực học một kỹ năng mới và rồi với sự luyện tập, kỹ năng này trở thành một phần và được thực hiện một cách vô thức. Tương tự với việc từ bỏ một thói quen không cần thiết cũng cần có ý thức, luyện tập cùng nỗ lực. Vậy, chúng ta học như thế nào?
Chúng ta luôn bắt đầu trong trạng thái không biết những gì mình không biết hay còn gọi là “không thành thạo một cách vô thức”. Khi chúng ta không biết một điều gì đó, có thể ta cho rằng chúng không cần thiết nên không muốn làm nó, chúng ta thậm chí sẽ không xem xét đến làm việc đó hay cách nó hoạt động.
Tuy nhiên, khi ta bắt đầu tìm hiểu một thứ gì đó, ví dụ như tập chạy xe, trong những ngày đầu ta sẽ tìm hiểu cách để giữ thăng bằng, còi hay cách nhấn ga thế nào. Khi đó, ta đang chuyển dần sang giai đoạn “không thành thạo một cách có ý thức”.
Cứ như vậy bạn học thêm được cách xử lý tình huống khi tham gia giao thông, cách nhìn gương chiếu hậu hay kim xăng của xe, dần dần bạn cũng có ý thức về sự thành thạo của mình. Lúc này, bạn đang ở giai đoạn “thành thạo có ý thức”.
Nhiều năm sau, sau khi lái xe hàng cây số, bạn đã trở thành người thành thạo một cách vô thức rồi và đó chính là một chu trình học tập của con người. Nếu bạn bắt đầu học một kỹ năng nào khác, bạn đang lặp lại chu trình học tập:
Chưa thành thạo một cách vô thức –> Chưa thành thạo một cách có ý thức –> Thành thạo một cách có ý thức –> Thành thạo một các vô thức
Cách duy nhất để chúng ta lấy được thông tin vào nhận thức, hiểu biết và trí nhớ của mình chính là nhờ năm giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, và xúc giác. Việc nhận thức rõ hơn về thông tin cảm giác thô này và những ưu tiên của chúng ta cho những gì mình nhận thấy là bước quan trọng đầu tiên trong bất kỳ quá trình học nào.
Hai chế độ thúc đẩy chúng ta gồm: Suy nghĩ “tránh xa” được điều khiển bởi nỗi sợ hãi và suy nghĩ “tiến tới” tận dụng trí tưởng tượng của bản thân, thường kéo dài hơn và bớt áp lực hơn thay vì suy nghĩ “tránh xa”. NLP đánh giá cao suy nghĩ “tiến tới”, bởi nó giúp ta nghĩ nhiều hơn về kết quả mà ta mong muốn thay vì những điều ta không muốn xảy ra.
Chúng ta luôn có những ưu tiên khác nhau trong việc xử lý thông tin nhận được từ các giác quan. Việc nhận thức về sự ưu tiên sẽ giúp ta thấu hiểu bản thân cũng như nhận ra được sự ưu tiên của người khác, điều này có thể giúp sự giao tiếp và thấu hiểu hiệu quả.
NLP – Mô hình lập trình ngôn ngữ tư duy thừa nhận có những cầu nối giữa sinh lý học, trạng thái (điều bạn đang suy nghĩ, cảm nhận cùng thái độ của bạn) và hành vi của bạn. Mô hình này còn miêu tả việc chúng ta lọc thông tin cảm giác xuống một lượng thông tin nhất định, chúng ta có thể hiểu một cách tự nhiên và thường là trong vô thức.
Các bộ lọc gồm: Các ưu tiên của ta đối với hệ thống tái hiện, khuôn mẫu tư duy, niềm tin và giá trị bản thân, kinh nghiệm học thức cùng cơ thể và trạng thái. Tất cả bộ lọc này đều hoạt động dựa trên các dữ liệu từ giác quan bằng cách xóa bỏ, điều chỉnh và khái quát hóa. Từ kết quả của bộ lọc cho ra việc chúng ta xây dựng nên bản đồ thế giới độc đáo cho riêng mình.
4 Lý do khiến NLP thay đổi con người mạnh mẽ và xuất chúng nhất
Hình ảnh trong các khoá học NLP của Oneness World
Về cơ sở nguyên lí khoa học: NLP chứa đựng ba thành tố có ảnh hưởng lớn nhất (then chốt nhất) đến việc hình thành những kinh nghiệm, trình độ, năng lực, cảm xúc… của mỗi người.
Khoa học NLP nghiên cứu và chỉ chứng minh rằng, con người là sản phẩm của môi trường sống. Điều này có nghĩa là con người cụ thể sinh ra và trải nghiệm sống ở môi trường nào sẽ chịu ảnh hưởng 100% từ tư duy, tính cách, hành vi, thói quen, ứng xử, thái độ… của môi trường đó.
Cụ thể, từ 0 – 7 tuổi, đây là giai đoạn “đóng dấu” – tạo nên nền tảng giá trị, cảm xúc, tính cách lâu dài của con người. Điều này nghĩa là, giai đoạn này đứa trẻ sẽ được cài đặt 100% tư duy, cảm xúc, tính cách, thói quen, hành vi… từ bố, mẹ, người thân xung quanh.
Từ 7 – 14, đây là giai đoạn bắt chước. Đứa trẻ tiếp tục bắt chước tư duy, tính cách, hành vi, thói quen, thái độ, cảm xúc ứng xử… từ bố, mẹ và người thân. Rộng hơn nữa là từ thày cô giáo, môi trường trải nghiệm xung quanh. Giai đoạn này tạo ra nhận thức, niềm tin mạnh mẽ hơn về những gì mà đứa trẻ nghe thấy, nhìn thấy, trải nghiệm.
Từ 14 – 21 tuổi, đây là giai đoạn hòa nhập xã hội. Đứa trẻ bước vào giai đoạn tiền trưởng thành, phổ giao tiếp xa hội rộng hơn (đi học đại học, trường nghề, đi lao động sớm…). Mỗi người sẽ chọn lọc thông tin, mối quan hệ, công việc, bạn đời… theo những giá trị nền tảng ẩn sâu, được cài đặt từ bố mẹ, môi trường gốc rễ (quê hương).
Từ 21 – 35 tuổi, đây là giai đoạn một người đã trưởng thành và sử dụng toàn bộ tri thức, hiểu biết, kĩ năng bản thân để kiến tạo cuộc sống. Theo đó, những gì họ có được bên trong sẽ thể hiện ra bên ngoài ứng xử với công việc, mối quan hệ xã hội, chọn lọc các giá trị, cơ hội cho bản thân.
Từ những gì mỗi người chọn lọc nghe, xem, làm… để tiếp tục tích tích lũy vào tâm thức, trở thành năng lực dần hoàn thiện… họ sẽ mang ra giải quyết các vấn đề bản thân, như công việc, sự nghiệp, gia đình, con cái. Những gì họ ứng xử sẽ nhận trở lại một kết quả tương đương.
Tại thời điểm hiện tại, nếu bạn đang đọc bài viết này và nhìn nhận lại cuộc sống, công việc, sự nghiệp của bạn chưa được như mong muốn, thì tôi đề nghị bạn xem xét lại những gì bạn cho là đúng với bạn nhưng có thể nó không còn phù hợp hay là những tiêu chuẩn sống bạn đang chấp nhận. Vì những điều bạn cho là đúng, những tiêu chuẩn bạn đang chấp nhận đã tạo ra hoàn cảnh của bạn hiện nay.
Nếu bạn muốn thay đổi hoàn cảnh hiện tại theo hướng tốt hơn, xác định một kết quả cụ thể bạn muốn, thì điều đầu tiên bạn cần phải xem xét đến là LẬP TRÌNH LẠI NGÔN NGỮ TƯ DUY – NLP, cụ thể là lập trình lại tiếng nói trong đầu bạn, tiếng nói vẫn chỉ đạo bạn có cảm xúc, hành vi, thói quen, thái độ, cách giải quyết công việc. Bởi nếu bạn còn duy trì suy nghĩ cũ, hành vi cũ, thói quen cũ, cách làm cũ, mối quan hệ cũ… bạn sẽ sẽ vẫn nhận được kết quả cũ.
Chính vì vậy, NLP mới được định nghĩa: “NLP là kỹ thuật mô phỏng những hình mẫu để phân biệt giữa trung bình và xuất sắc trong cùng một lĩnh vực” – hay “NLP là cuốn cẩm nang hướng dẫn sử dụng bộ não cho người sở hữu nó”
Theo Alice & TH