Mối quan hệ xung quanh chúng ta luôn hết sức quan trọng và cần thiết với mỗi con người. Cuộc sống luôn tồn tại các mối quan hệ. Chúng ta tồn tại được, tận hưởng cuộc sống này trọn vẹn đều nhờ sự tương tác với những người xung quanh, từ mối quan hệ với người thân trong gia đình tới các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp xã hội…
Nhưng liệu mỗi người trong chúng ta đã thực sự thấu hiểu được tầm quan trọng đó hay chưa ? Bạn có đang sở hữu những mối quan hệ chất lượng không? Bạn có đang gặp rắc rối trong các mối quan hệ xung quanh mình không? Làm thế nào để cải thiện các mối quan hệ đang có? Nếu những câu hỏi trên đều gợi nhắc về vấn đề bạn đang gặp phải thì hãy cũng Oneness World tìm ra câu trả lời trong bài viết này nhé !
Mối quan hệ quan trọng thế nào?
Mối quan hệ luôn được bắt nguồn từ giao tiếp. Giao tiếp được định nghĩa là hành động chuyển thông tin về trải nghiệm của chúng ta đến người khác, hoặc nhóm người khác. Khi nghĩ đến giao tiếp, chúng ta hay nghĩ tới các từ ngữ. Dù quan trọng như thế nào, ngôn ngữ chỉ chiếm 7% trong giao tiếp của chúng ta theo như các nghiên cứu nổi tiếng hiện nay của Albert Mehrabian ( Mehrabian & Ferris, 1967; và Mehrabian & Wiener, 1967).
Một nghiên cứu quan trọng khác có tên “Kinesics and Communication” của Ray Birdwhistell từ Đại học Pennsylvania, cũng kết luận rằng từ ngữ chỉ chiếm 7% trong giao tiếp của chúng ta. Cũng theo Birdwhistell, 7% là tất cả những gì chúng ta có để giao tiếp giữa người với người bằng lời nói-nhưng chúng lại cực kỳ quan trọng.
Vấn đề là giao tiếp đòi hỏi nhiều thứ hơn là chỉ lời nói, và nó là một chủ đề phức tạp hơn nhiều. Nó liên quan đến cách tiếp nhận thông điệp bằng lời nói khi có các yếu tố khác, chẳng hạn như giọng nói, tốc độ nói, âm lượng của giọng nói, ngôn ngữ cơ thể và các cử chỉ của cơ thể như tay hoặc nghiêng đầu, kèm theo các yếu tố khác.
Khi bạn dùng từ ngữ để giải thích một vấn đề, sự vật, sự việc cho người hay một nhóm người khác là chưa đủ. Bạn không thể chỉ cho họ một khái niệm, một định nghĩa. Bạn sẽ phải dùng rất nhiều từ ngữ đặc tả, trừu tượng hoá các khái niệm toán học, hình học, vật lý để mô tả điều bạn muốn diễn tả.
Thậm chí khi bạn muốn giãi bày suy nghĩ, tâm tư của bạn với người khác để tìm kiếm sự giao thoa – nền tảng cho một mối quan hệ, thì sự biểu đạt ngữ nghĩa luôn là chìa khoá quan trọng.
Liệu người khác có thể hiểu được những gì bạn đang cố gắng diễn tả hay không? Việc giao tiếp có ảnh hưởng rất lớn đến các mối quan hệ. Mối quan hệ chỉ được xây dựng bền vững và phát triển đến từ sự thấu hiểu lẫn nhau, mà điều này lại thường chỉ đạt được khi chúng ta giao tiếp hiệu quả.
NLP chìa khoá xây dựng mối quan hệ hoàn hảo
Mối quan hệ chất lượng luôn là điều mà rất nhiều người trong chúng ta quan tâm và mong muốn. Chỉ khi các mối quan hệ xung quanh tốt đẹp mới mang lại cho bản thân chúng ta một cuộc sống thực sự hạnh phúc trọn vẹn và thăng hoa cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, đa số chúng ta đều bối rối và loay hoay không tìm được ra cách thức để cải thiện và nâng cao những mối quan hệ xung quanh khi chúng gặp vấn đề. Vậy có cách thức gì giúp chúng ta giải quyết vấn đề này một cách triệt để nhất hay không? Câu trả lời chính là nhờ vào NLP.
NLP luôn rất hiệu quả trong trường hợp này. Khi giao tiếp với mọi người, lượng thông tin chúng ta nhận được là rất nhiều. Tâm trí của chúng ta khi đó sẽ có những phản ứng ngay lập tức, trong đó có cả sự nghi hoặc, phản biện hay bóp méo đi những thông tin quan trọng được chắt lọc.
Chính vì điều này, sẽ dẫn đến sai lệch về thông tin thực sự được truyền đạt và luồng thông tin thực sự được tiếp nhận. Điều này thực sự nguy hiểm, nó dẫn đến sự hiểu lầm lẫn nhau. Ngoài việc gây ra rắc rối, đi xuống giữa các mối quan hệ, chúng còn khiến cho tâm trí con người lâu làm quen với những thông tin sai lệch được tiếp nhận và cuối cùng trở thành mindset đeo bám người đó dài lâu. Dần dần chúng sẽ hình thành nên một hệ tư tưởng sai lệch không dễ để thay đổi trong tâm trí mỗi người.
NLP sẽ giúp thay đổi chúng ta bằng cách cài đặt “một hệ điều hành mới”, khiến không chỉ các giác quan trở nên nhạy bén chính xác hơn mà tâm trí cũng được thanh lọc, gợi mở. Chúng ta sẽ dễ dàng học hỏi nhanh hơn, tiếp nhận thông tin chính xác mà không xuất hiện sự nghi hoặc, tiêu cực, đánh giá phản biện một chiều nữa.
NLP cho chúng ta thấy rằng khi chúng ta cho rằng mọi người đều có cùng sự phán xét như chúng ta đã làm thì điều này sẽ gây ra cho chúng ta những rắc rối. Điều này sẽ gây ra chuyện gì ? Thông tin sai lệch, những cuộc tranh luận, tổn thương cảm xúc lẫn nhau và tin vào những kết luận sai lầm.
NLP thực hiện một cách tiếp cận khác và trao quyền nhiều hơn trong việc chia sẻ các bước đơn giản để tạo dựng mối quan hệ (quá trình tạo niềm tin và hợp tác) giữa mọi người dựa trên giao tiếp của họ. Nếu Mehrabian đúng (trong NLP, chúng tôi tin rằng ông ấy đúng) thì mối quan hệ được xây dựng dựa trên giao tiếp (đặc biệt là giao tiếp phi ngôn ngữ) chứ không phải ngược lại.
NLP hoạt động trong các mối quan hệ như thế nào?
Mỗi người đều có một giác quan chi phối phong cách giao tiếp của mình. Trong NLP, chúng tôi gọi đây là hệ thống đại diện ưa thích của họ. Các hệ thống giác quan biểu thị cơ bản bao gồm: Thị giác, Thính giác; Xúc giác; hoặc Thính giác -kỹ thuật số (dựa trên việc tự nói chuyện với bản thân).
NLP chỉ cho chúng ta cách trở thành những người giao tiếp thành thạo bằng cách dạy cho chúng ta cách giao tiếp với người khác theo cách thức ưa thích của họ. Mỗi người trong chúng ta đểu thuộc những nhóm tính cách khác nhau và chúng ta đều thích/bị thu hút bởi những thứ khác nhau trong giao tiếp.
Những người thuộc nhóm trực quan sẽ bị thu hút bởi các thông điệp sử dụng hình ảnh trực quan, đẹp đẽ, thu hút, nhấn mạnh khía cạnh trực quan của sản phẩm hay dịch vụ. Những người nhạy cảm với thính giác thì họ sẽ phản ứng rất mạnh mẽ với âm thanh, âm lượng của âm thanh sẽ thu hút họ. Họ sẽ đánh giá cao những người/sản phẩm/dịch vụ mang đến cho họ sự thoải mái trong việc lắng nghe miễn là đáp ứng đủ tiêu chuẩn âm thanh mà họ thấy thu hút.
Cũng có những người thuộc nhóm người trực quan xúc giác. Họ thường bị thu hút khi có được sự xờ nắn, chạm vào và trải nghiệm để có thể đánh giá trực quan nhất chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. Họ là những người thực tế, thích phân tích logic và những sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được điều này sẽ thu hút được họ.
Dựa trên sự hiểu biết sâu sắc trên về từng nhóm người, chúng ta có thể biết được về tính cách, thói quen, sở thích và những điều họ không thích. Điều này rất hữu ích trong mọi mối quan hệ từ tình cảm lứa đôi, người thân hay mối quan hệ bạn bè đồng nghiệp và cả khách hàng đối tác. Tất cả những điều này chỉ có thể có được nhờ NLP.
Nhờ NLP, sẽ mang lại cho chúng ta những kiến thức sau:
- Tổ chức sắp xếp các từ, để chúng ta có thể tạo ra sự đồng thuận, tránh được sự bất đồng, mâu thuẫn. (Kỹ thuật này được gọi là Hệ thống phân cấp ý tưởng)
- Hiểu biết sâu sắc và định hướng được cuộc giao tiếp với người khác mà không cần phải đoán hoặc đọc suy nghĩ.
- Cách sử dụng từ ngữ trong việc tạo ra những câu chuyện giúp thay đổi trạng thái của một người hoặc giải quyết vấn đề và cho phép suy nghĩ vượt trội
- Cách làm thế nào để nâng cao khả năng trở thành người giải quyết vấn đề (kỹ thuật từng bước để thực hiện phân đoạn bên)
- Cách làm thế nào để suy nghĩ đồng thời nhiều vấn đề thay vì chỉ theo trình tự và tuyến tính (điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức)
Sự hiểu biết và áp dụng tập hợp các khía cạnh này là lý do tại sao các nhà tuyển dụng, nhà lãnh đạo, người thuyết trình, doanh nhân trên khắp thế giới coi các kỹ năng giao tiếp tốt là rất quan trọng: giao tiếp chính xác, hiệu quả và rõ ràng thực sự là điều rất khó nếu không được đào tạo.
Đây chỉ là một vài trong số những phương pháp mà NLP có thể hỗ trợ chúng ta không chỉ trong giao tiếp mà còn là cách hiểu người khác để có thể xây dựng các mối quan hệ bền vững, chân thành.