Quản trị cảm xúc luôn là một vấn đề nan giải đối với mỗi người, trong đó tất nhiên bao gồm cả các startup. Trong thời đại ngày nay, con người luôn phải đối mặt với những khó khăn không chỉ vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Những khó khăn này rất khó có thể giải quyết chúng một cách triệt để và nhanh chóng mà cần nhiều nỗ lực và lộ trình đúng đắn.
Với nhiều Startup, những vấn đề về mặt cảm xúc hết sức quan trọng và đôi khi nó chính là chìa khoá dẫn tới sự thành bại của họ trong tương lai. Để quản trị cảm xúc được đúng đắn, NLP luôn là một gợi ý hữu hiệu và đúng đắn nhất mà các Startup nên trải nghiệm để có thể thành công.
Tại sao các Startup cần quản trị cảm xúc?
Quản trị cảm xúc của các Startup khi bắt đầu khởi nghiệp thường không được nhắc tới nhiều nhưng lại là vấn đề rất lớn có ảnh hưởng không chỉ đến các Doanh nhân mà còn cả đến sự thành bại của một Doanh nghiệp. Dành trọn tâm huyết, tiền bạc hay nói cách khác là tất cả mọi thứ vào một công ty với vô vàn rủi ro thất bại có thể khiến bạn sụp đổ hy vọng, tan vỡ cảm xúc.
Nhưng khi bạn nhìn những đồng nghiệp xung quanh mình, hay nghe những chia sẻ của nhiều doanh nhân trên podcast, đọc sách của họ, thì dường như họ không phải chịu đựng khó khăn này. Sự thực là họ chỉ đang chế ngự cảm xúc của mình. Mỗi một doanh nhân ngoài kia đều phải trải qua những tháng ngày ngờ vực, trầm cảm và sợ hãi trong bóng tối.
Sự thật đau lòng về quản trị cảm xúc của các Startup
Thật không may, nhiều doanh nhân không chịu nổi tình trạng lo âu, căng thẳng, sợ hãi đó và cuối cùng phải chấm dứt việc kinh doanh, các mối quan hệ và thậm chí những điều tồi tệ hơn rất nhiều.
Điều này không quá ngạc nhiên. Theo nghiên cứu của Trường kinh doanh Harvard, có đến 9 trên 10 công ty khởi nghiệp thất bại. Trong khi đó, tỷ lệ thất bại của tất cả các công ty Mỹ sau 5 năm ở mức trên 50% và hơn 70% sau 10 năm. Những xung đột xảy ra liên tiếp như muốn chống lại bạn.
Có rất nhiều cạm bẫy gây ra sự thất bại này và có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình phát triển công ty: Giá cả kém, chất lượng kém, thị trường quá cạnh tranh, không có thị trường, tiếp thị kém, quảng bá sản phẩm kém, thiếu dòng vốn, quyết định thiếu sáng suốt, khách hàng xấu, làm việc nhóm kém hiệu quả hay thậm chí là lãnh đạo yếu kém.
Với tỷ lệ 25% người mắc bệnh trầm cảm ở Anh, việc nhiều start-up mắc phải chứng bệnh này là điều không quá ngạc nhiên. Vì thế, có lẽ không có gì lạ khi rất nhiều doanh nhân phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần .
Những cảm xúc mà Startup phải đối mặt:
-
Trách nhiệm khiến mọi người hạnh phúc tại Doanh nghiệp:
Là ông chủ của một công ty, bạn đặt rất nhiều tránh nhiệm trên đôi vai của mình. Dù giới start-up khốc liệt đến đâu nhưng bạn đều cố gắng kìm hãm những tiêu cực đang xảy ra cả trong nội tâm lẫn bên ngoài và luôn thể hiện làm tốt mọi việc.
Hầu hết các doanh nhân đều rất khéo léo trong việc thể hiện mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp. Đó thực sự là một kỹ năng ấn tượng – luôn cố gắng để trông mạnh mẽ, tự tin và kiểm soát mọi thứ, ngay cả khi những sóng gió đổ ập ngay trước trước mắt.
Sau đó, bạn phải đảm bảo tất cả mọi người và mọi thứ đều thoải mái và hài lòng, ngay cả khi phải làm những việc trái những gì mình muốn bởi bạn không muốn để nhân viên, khách hàng, những người ủng hộ mình hay bất kỳ ai thất vọng. Và đặc biệt hơn, bạn cũng không muốn làm bản thân mình thất vọng.
-
Trách nhiệm khiến mọi người hạnh phúc trong gia đình:
Áp lực không chỉ dừng lại ở đó mà còn theo chân những ông chủ về tổ ấm riêng: Tiền thuê nhà, những hóa đơn chi tiêu định kỳ được gửi đến đều đặn. Mặc dù thật khó có thể tự xoay sở nhưng bạn không muốn gia đình thất vọng, người bạn chung giường hay con cái mình phải lo lắng.
Và cuối cùng, tận cùng của tất cả những áp lực đó là nỗi sợ thất bại. Không ai muốn cảm thấy hoặc bị coi là kẻ ngu ngốc. Thất bại là một điều thật đáng sợ nhưng nó vẫn dai dẳng bám theo như một đám mây đen ngay cả khi bạn đạt được những dấu mốc quan trọng trên con đường sự nghiệp. Ngay cả khi có động lực thực hiện những điều mình muốn thì nỗi sợ thất bại vẫn luôn quẩn quanh như muốn nhắc nhở về sự hiện diện của nó.
-
Trầm cảm trong sự nghiệp
Khởi nghiệp không hoàn toàn khiến bạn phải chịu đựng trầm cảm hoặc những vấn đề sức khỏe tâm thần trong thời gian dài nhưng nó chắc chắn ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, quan điểm sống và hạnh phúc ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Khi là một doanh nhân, trầm cảm sẽ thể hiện rõ nhất qua việc nếu bạn không thể rời khỏi giường hoặc thúc đẩy bản thân hoàn thành công việc, cuộc sống và “miếng cơm manh áo” sẽ đóng cửa theo đúng nghĩa đen. Đó là một vòng luẩn quẩn.
Không có cách nào để vượt qua nó dễ dàng nhưng có một vài lời khuyên từ những doanh nhân thành công có thể giúp bạn ngăn chặn nó hoặc giữ trong tầm kiểm soát.
heo một cuộc khảo sát được tiến hành gần đây tại Mỹ, 30% các doanh nhân khởi nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ phải đối mặt với chứng trầm cảm. Trong khi 29% bị hội chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) và 27% cảm thấy lo âu.
Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai, tại Việt Nam hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Mỗi năm, số người tự sát do trầm cảm ở nước ta từ 36.000-40.000 người, trong đó phần lớn xuất phát từ những áp lực, khó khăn và sự thất bại khi khởi nghiệp.
-
Ám ảnh thất bại và tự đánh giá thấp bản thân
Những vấn đề sức khỏe tinh thần nếu không được quan tâm có thể gây nên các tác dụng phụ làm doanh nhân suy nhược và sẽ gây bất lợi cho cả doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi họ đang cần quyết định một sự chọn lựa, tâm lý lo âu có thể khiến họ đánh giá quá cao hoặc quá thấp kết quả của sự lựa chọn này.
Trầm cảm cũng có tác động tương tự với việc ra quyết định, nó có thể dẫn đến cái nhìn bi quan hơn, khiến doanh nhân không thể sử dụng thông tin sẵn có để thực hiện quyết định một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, cảm giác dửng dưng, thờ ơ có thể dẫn đến sự thiếu tự tin, khiến họ cảm thấy mình trở nên kém giá trị. Trong khi đó, nhân viên lại không chỉ mong đợi tiền lương mà còn muốn có một người lãnh đạo đáng tin cậy và một hình mẫu để học hỏi và đi theo.
Tình trạng áp lực căng thẳng kéo dài trong quá trình khởi nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần. Nó gây nên tâm lý tự xem thường, đánh giá thấp bản thân. Tinh thần luôn trong trạng thái chán chường, bất lực và tuyệt vọng. Điều này rất dễ gây ra việc từ bỏ ý định khởi nghiệp. Đặc biệt với những người trẻ khi khởi nghiệp thất bại, trạng thái tâm lý này càng nặng nề, dẫn đến việc họ mất niềm tin và sợ hãi không dám có ý định khởi nghiệp thêm một lần nữa.
-
Dấu hiệu nhận biết khi các Startup gặp stress, trầm cảm
Mặc dù những dấu hiệu stress ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần là khác nhau tùy mỗi người, nhưng có vài điều cần được quan tâm.
Một trong những điều đó là tính khí. Nếu nhà khởi nghiệp phản ứng với những thông tin không được mong đợi bằng cách nhanh chóng buồn bực, giận dữ thì đó là một dấu hiệu.
Nếu một doanh nhân có khả năng tiếp nhận những lời phê bình mang tính xây dựng nhưng một giai đoạn bỗng không thể chấp nhận sự chỉ trích, hoặc thường tranh cãi trước những nhận xét tiêu cực, thì đó cũng là một dấu hiệu cho thấy họ đang chịu đựng sự căng thẳng. Và stress đang gây ảnh hưởng lên sức khỏe tinh thần của họ.
Có thể họ cũng nhận ra tâm trí của mình đang thay đổi thường xuyên hơn và gặp khó khăn khi phải ra quyết định, nghiêm trọng đến mức bắt đầu sao nhãng trách nhiệm và “lê lết” khi đối mặt với một sự chọn lựa.
Các dấu hiệu khác bao gồm đa nghi thái quá về những người xung quanh (bao gồm cả đối tác đáng tin cậy và nhà đầu tư), quá nhạy cảm với quan điểm của người khác.
NLP đã giúp các Startup quản trị cảm xúc như thế nào?
Hiểu được tầm quan trọng của việc quản trị cảm xúc , Oneness World sẽ giới thiệu tới các bạn những phương pháp hữu hiệu nhất có thể vực dậy sự mạnh mẽ, vững chãi sâu từ bên trong cho các Startup và từ đó có thể khiến Doanh nghiệp của họ tăng trưởng đột phá và bền vững.
1.”Nuôi dưỡng một cuộc sống tách rời Công ty“
Tại sao lại là “nuôi dưỡng một cuộc sống tách rời Công ty”? Khi ta không làm chủ được cảm xúc.Não chúng ta luôn suy nghĩ và khi suy nghĩ. Nếu bạn không chỉ đạo nó hướng theo suy nghĩ bạn muốn, não sẽ tự do chọn những chuyện bất an để nghĩ. Khi nào nghĩ về tiêu cực nó sẽ tạo ra cảm xúc, cảm xúc trở thành hành vi của bạn biểu hiện ra bên ngoài.
- Tập thể dục, thể thao, đi bộ, đi dạo, hẹn bạn bè hoặc người thân đi cà phê, hoặc giải trí
- Tận hưởng hít thở sâu ở nơi có không khí trong lành, thoáng đãng
- Ăn uống những món bạn yêu thích, đủ chất và tận hưởng chúng thật chậm rãi
- Tự thưởng cho mình một giấc ngủ sâu mà không hề suy nghĩ đến bất cứ chuyện gì
2. Giảm bớt sự mong đợi
Khi bạn bắt đầu kinh doanh riêng, nghĩa là bạn đi lên từ hai bàn tay trắng. Động lực sục sôi đến mức rất nhiều người sau vô vàn vấp ngã vẫn tự đứng lên và làm lại từ đầu.
Nhưng bạn cần phải thực tế khi đặt mục tiêu, kế hoạch và kỳ vọng của bản thân. “Thất bại không phải là một lựa chọn” là một câu thần chú thật ngớ ngẩn khi làm việc bởi bạn đang thực sự dồn nén áp lực ngay từ giây phút đầu tiên và sẽ sớm thất vọng từ những kỳ vọng cao này.
Hãy bắt đầu với những mục tiêu có thể đạt được. Điều đó có thể tạo những phản ứng tích cực và giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục hơn.
3.Thay đổi cách suy nghĩ trước mọi sự cố đến với mình
” Suy nghĩ không gì khác việc hỏi và trả lời một loạt các câu hỏi trong tâm trí”
“Con người là điều họ suy nghĩ!” – bạn có thấy khi bạn suy nghĩ và cuối cùng của suy nghĩ đó là bạn hành động – và hành động của bạn sẽ mang lại cho bạn kết quả? Vậy nếu bạn luôn nói với chính mình là: buồn quá, chán thế, tức quá đi, bực mình quá, sao chuyện ấy lại tệ vậy, mình ngu quá… thì RAS – một bộ phận như ăng ten trong não bạn sẽ đi tìm những chứng cứ để giúp bạn thấy rằng những thứ bạn đang nói với chính mình là đúng.
Cho nên, nếu bạn đang gặp chuyện không vừa ý – bất kỳ điều gì không vừa ý, thì bạn cần thay đổi ngôn ngữ. Ví dụ, bạn đang thấy buồn – thì bạn cần nói với chính mình rằng tôi rất vui, hôm nay rất vui, mọi điều tôi gặp đều may mắn, vui vẻ.
Có thể bạn đang nói: Làm sao tôi nói vui được khi rõ ràng tôi đang vướng vào vấn đề (buồn, thất bại, tức giận, thất vọng…). Thì bạn cần hiểu nguyên lí vận hành của vũ trụ: Mọi chuyện xảy đến với mỗi chúng ta là cho ta, vì ta.
Mọi chuyện đến cho ta – Đó là nó đến để cho ta bài học, chỉ cho ta thấy rằng hiểu biết, năng lực của ta chưa đủ để chọn lựa cách tốt hay hóa giải dễ dàng vấn đề. Nên mình phải cảm thấy vui vì điều đó đến để cho ta bài học trưởng thành.
Mọi chuyện đến vì ta – Đó là nó xảy đến là vì ta, vì nó thấy ta chưa có bản lĩnh, hiểu biết, năng lực để ứng xử với vấn đề, nên nó đến để báo hiệu cho ta biết, ta phải tìm cách để nâng cao hiểu biết, bản lĩnh, trình độ của mình. Để lần sau nó đến, ta dễ dàng vượt qua hay nó chẳng còn là vấn đề nữa. Ta luôn luôn làm chủ cảm xúc của mình.
Cho nên, khi bất cứ việc gì xảy đến không vừa ý, bạn chỉ cần hỏi mình 3 câu hỏi này và phải trả lời bằng những điều tích cực:
1. Có điều gì tốt cho tôi trong chuyện này?
2. Tôi học được bài học gì trong chuyện này?
3. Lần sau tôi làm khác đi như thế nào?
4. NLP- Phương pháp hữu hiệu loại bỏ hoàn toàn những cảm xúc tiêu cực cho các Startup